Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Những vấn đề cần lưu ý về hóa đơn

Việt Luật tư vấn thủ tục và hiểu biết cần nắm rõ về hóa đơn trong quá trình kinh doanh ,Nội dung cụ thể gói dịch vụ của chúng tôi như sau :
hoa-don-gtgt

Hóa đơn hợp pháp là gì?
Hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hoá đơn do Doanh nghiệp tự tạo theo quy định của Chỉnh phủ và Bộ Tài chính về in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn.
Hóa đơn bất hợp pháp là gì ?
Theo Điều 22 của thông tư số thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định:
Hóa đơn bất hợp pháp là hóa đơn giả, hóa đơn hết giá trị sử dụng, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng
- Hoá đơn giả là hoá đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hoá đơn.
- Hoá đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành
- Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

Thế nào gọi là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp ?
Theo Điều 23 của thông tư số 39/2014/TT-BTC
1. Sử dụng bất hợp pháp hoá đơn là việc lập khống hoá đơn; cho hoặc bán hoá đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hoá đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hoá đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hoá đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hoá đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hoá, dịch vụ khác.
2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:
- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
- Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế.
- Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hoá, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
- Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn.
- Sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Tham khảo các dịch vụ khác tại Việt Luật :

Thông tin liên hệ tư vấn pháp lý
Công ty tư vấn Việt Luật 
Số 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
Hotline : 0965 999 345 - 0938 234 777 

Tư vấn thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh công ty

Việt Luật tư vấn thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh công ty tại Hà Nội và Hồ chí Minh , Nội dung cụ thể của gói dịch vụ của chúng tôi như sau :
tu-van-thu-tuc-cham-dut-hoat-dong-chi-nhanh-cong-ty

Tư vấn hướng dẫn thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh
Các bước thực hiện:
Để chấm dứt hoạt động chi nhánh hoạch toán độc lập bạn sẽ phải làm các thủ tục sau:
1. Thứ nhất, tư vấn thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế địa phương nơi có chi nhánh đăng ký;
2. Thứ hai, công ty làm thủ tục huỷ con dấu của chi nhánh tại Cơ quan công an địa phương nơi có chi nhánh đăng ký;
3. Thứ ba, công ty làm thủ tục đăng báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh trên báo, trung ương hoặc địa phương trong 03 số liên tiếp;
4. Thứ tư, tiến hành lập hồ sơ xin chấm dứt hoạt động của chi nhánh theo Điều 43 Nghị định 88/2006/NĐ-CP gửi Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi chi nhánh đăng ký hoạt động bao gồm:
- Thông báo chấm dứt hoạt động của chi nhánh;
- Bản gốc Giấy phép thành lập chi nhánh;
- Biên bản họp và quyết định của công ty về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh;
- Các giấy tờ liên quan tới việc quyết toán thuế của chi nhánh;
- Bản sao biên bản huỷ dấu của Chi nhánh do Công an địa phương nơi đăng ký của chi nhánh cấp;
- Bản sao các thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh được đăng trên báo;
Sau khi nhận được văn bản chấp thuận chấm dứt hoạt động của Chi nhánh do Phòng ĐKKD - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh đăng ký hoạt động cấp, Công ty  làm thông báo tới Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đăng ký trụ sở chính về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
Chi phí chấm dứt hoạt động chi nhánh công ty : 1.500.000 VNĐ ( Đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ )
Thông tin liên hệ
Công ty tư vấn Việt Luật
Số 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Email:congtyvietluathanoi@gmail.com
Hotline : 0965 999 345 - 0938 234 777