Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ?

Để thực hiện chủ trương đường lối chính sách, mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài. Việc ban hành Luật Đầu tư với những quy định thông thoáng như một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế Việt Nam, các nhà đàu tư nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân của mình. Với biến động kinh tế thị trường toàn cầu hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài có mong muốn thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng không rõ cách thức đăng ký hồ sơ thủ tục. Bài viết dưới đây Tư vấn Việt Luật sẽ hướng dẫn cho các bạn các thủ tục hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục xin Giấy chứng nhận đầu tư.
Hiện nay theo quy định của Luật Đầu tư 2014 có 4 hình thức để các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam:
Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế
Đầu tư theo hình thức góp vốn ,mua cổ phần,phần vốn góp
Đầu tư theo hình thức thành lập hợp đồng BCC
Đầu tư theo hình thức thành lập hợp đồng PPP

 1. Đối với đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

 Về tỉ lệ góp vốn của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các trường hợp sau đây:( Thuộc khoản 1 điều 23 Luật Đầu tư 2014)
- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên
- Công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;
- Có tổ chức kinh tế quy định tại hai điều trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại hai điều trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
 Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc các điều trên( thuộc khoản 2 điều 23 Luật Đầu tư 2014)  sẽ chịu điều chỉnh tương tự nhà đầu tư trong nước.
 Nhà đầu tư nước ngoài (Thuộc khoản 1 điều 23 Luật Đầu tư 2014) muốn thành lập tổ chức kinh tế phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại điều 37 Luật Đầu tư 2014, như sau:
 Đối với dự án đầu tư nằm trong diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, UBND cấp tỉnh sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng  05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương đầu tư.
 Đối với dự án không thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, UBND cấp tỉnh sẽ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định sau:
 Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư.
 Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
   Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

2. Đối với đầu tư theo hình thức góp vốn ,mua cổ phần, phần vốn góp

-Về hình thức, Nhà đầu tư nước ngoài được quyền góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức như sau:
    Một là, nhà đầu tư mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
    Hai là, nhà đầu tư góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh;
    Ba là, nhà đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại hai điều trên;
- Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
     Một là, nhà đầu tư mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
     Hai là, nhà đầu tư mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
     Ba là, nhà đầu tư mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
      Bốn là, nhà đầu tư mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điều trên.
-  Về hồ sơ và thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần,phần vốn góp:
+  Về hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm:
a)  Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung sau:     Thứ nhất, thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
      Thứ hai, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
b)  Đối với cá nhân cần cung cấp bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
     Đối với nhà đầu tư là tổ chức cần cung cấp bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý.
+ Về thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
     Thứ nhất, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ quy định như trên tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
      Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
      Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

3. Đối với đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

     Đối với hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài thuộc quy định tại khoản 1 điều 23 luật đầu tư 2014 có cá nhân hoặc tổ chức kinh tế chiếm 51% vốn điều lệ như trên hoặc hợp đồng BCC được kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài thì phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
     Về các bên tham gia hợp đồng BCC sẽ thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối sẽ do các bên tự thỏa thuận.
     Hợp đồng BCC gồm các nội dung chủ yếu sau, được quy định cụ thể tại điều 29 luật đầu tư 2014:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
       Lưu ý: Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đáp ứng được đầy đủ các nội dung chủ yếu được quy định như trên, trường hợp nhà đầu tư là tổ chức thì người ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền ký kết.
  Trong trường hợp này đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC thì có thể thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam theo quy định tại điều 49 Luật đầu tư 2014 là nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.

4. Đối với đầu tư theo hình thức hợp đồng

       Hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.
      Lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được Chính phủ quy định chi tiết tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
      Trên đây là các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà Tư vấn Việt Luật đã tổng hợp, mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách thức và thủ tục để đầu tư hợp lý và hiệu quả hơn.
Công ty cổ phần dịch vụ tư vấn Việt Luật
Địa chỉ: số 8 ngõ 22 Phố Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, TPHN
ĐT:0935.886.996/0985.989.256
Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
Website: https://lapcongtycongnghethongtinnuocngoai.blogspot.com
FB: facebook.com/congtyvietluat