Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ?

Để thực hiện chủ trương đường lối chính sách, mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài. Việc ban hành Luật Đầu tư với những quy định thông thoáng như một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế Việt Nam, các nhà đàu tư nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân của mình. Với biến động kinh tế thị trường toàn cầu hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài có mong muốn thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng không rõ cách thức đăng ký hồ sơ thủ tục. Bài viết dưới đây Tư vấn Việt Luật sẽ hướng dẫn cho các bạn các thủ tục hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục xin Giấy chứng nhận đầu tư.
Hiện nay theo quy định của Luật Đầu tư 2014 có 4 hình thức để các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam:
Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế
Đầu tư theo hình thức góp vốn ,mua cổ phần,phần vốn góp
Đầu tư theo hình thức thành lập hợp đồng BCC
Đầu tư theo hình thức thành lập hợp đồng PPP

 1. Đối với đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

 Về tỉ lệ góp vốn của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các trường hợp sau đây:( Thuộc khoản 1 điều 23 Luật Đầu tư 2014)
- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên
- Công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;
- Có tổ chức kinh tế quy định tại hai điều trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại hai điều trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
 Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc các điều trên( thuộc khoản 2 điều 23 Luật Đầu tư 2014)  sẽ chịu điều chỉnh tương tự nhà đầu tư trong nước.
 Nhà đầu tư nước ngoài (Thuộc khoản 1 điều 23 Luật Đầu tư 2014) muốn thành lập tổ chức kinh tế phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại điều 37 Luật Đầu tư 2014, như sau:
 Đối với dự án đầu tư nằm trong diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, UBND cấp tỉnh sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng  05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương đầu tư.
 Đối với dự án không thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, UBND cấp tỉnh sẽ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định sau:
 Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư.
 Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
   Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

2. Đối với đầu tư theo hình thức góp vốn ,mua cổ phần, phần vốn góp

-Về hình thức, Nhà đầu tư nước ngoài được quyền góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức như sau:
    Một là, nhà đầu tư mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
    Hai là, nhà đầu tư góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh;
    Ba là, nhà đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại hai điều trên;
- Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
     Một là, nhà đầu tư mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
     Hai là, nhà đầu tư mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
     Ba là, nhà đầu tư mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
      Bốn là, nhà đầu tư mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điều trên.
-  Về hồ sơ và thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần,phần vốn góp:
+  Về hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm:
a)  Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung sau:     Thứ nhất, thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
      Thứ hai, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
b)  Đối với cá nhân cần cung cấp bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
     Đối với nhà đầu tư là tổ chức cần cung cấp bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý.
+ Về thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
     Thứ nhất, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ quy định như trên tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
      Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
      Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

3. Đối với đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

     Đối với hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài thuộc quy định tại khoản 1 điều 23 luật đầu tư 2014 có cá nhân hoặc tổ chức kinh tế chiếm 51% vốn điều lệ như trên hoặc hợp đồng BCC được kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài thì phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
     Về các bên tham gia hợp đồng BCC sẽ thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối sẽ do các bên tự thỏa thuận.
     Hợp đồng BCC gồm các nội dung chủ yếu sau, được quy định cụ thể tại điều 29 luật đầu tư 2014:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
       Lưu ý: Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đáp ứng được đầy đủ các nội dung chủ yếu được quy định như trên, trường hợp nhà đầu tư là tổ chức thì người ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền ký kết.
  Trong trường hợp này đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC thì có thể thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam theo quy định tại điều 49 Luật đầu tư 2014 là nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.

4. Đối với đầu tư theo hình thức hợp đồng

       Hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.
      Lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được Chính phủ quy định chi tiết tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
      Trên đây là các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà Tư vấn Việt Luật đã tổng hợp, mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách thức và thủ tục để đầu tư hợp lý và hiệu quả hơn.
Công ty cổ phần dịch vụ tư vấn Việt Luật
Địa chỉ: số 8 ngõ 22 Phố Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, TPHN
ĐT:0935.886.996/0985.989.256
Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
Website: https://lapcongtycongnghethongtinnuocngoai.blogspot.com
FB: facebook.com/congtyvietluat

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Có được sa thải Người lao động vì lý do trộm cắp không ?

Sa thải là Hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đây được xem là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với người lao động. Vậy, hình thức sa thải được áp dụng trong những trường hợp cụ thể nào? Có được áp dụng hình thức sa thải đối với hành vi trộm cắp hay không?


Theo Điều 126 Bộ Luật Lao động quy định về áp dụng hình thức sa thải:

"Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

Qua quy định pháp luật nêu trên, hình thức sa thải được áp dụng đối với hành vi trộm cắp. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức sa thải cần phải tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ và cũng được quy định tại điều 123 Bộ Luật Lao Động về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động.

"1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình."
>>> 
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có bị trừ 50% lương không ?

Như vậy, có thể thấy đối với các hình thức kỷ luật nói chung hay đối với hình thức sa thải nói riêng đều được pháp luật quy định rất cụ thể. Trong trường hợp còn bất cứ thắc mắc nào về các hình thức kỷ luật nói riêng hay Luật Lao Động nói riêng vui lòng gọi đến TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ 19006199 để được đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của Việt Luật tư giải đáp kịp thời, chu đáo.

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có bị trừ 50% lương không ?

CÂU HỎI: Kính chào luật sư, tôi có ứng tuyển vào làm việc tại công ty tư nhân H. Sau khi được nhận thì công ty thỏa thuận thời gian thử việc của tôi là 2 tháng. Tuy nhiên vì lý do cá nhân nên sau khi thử việc được 1 tháng, tôi đã nộp đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, quản lý bảo em mới vào thử việc, làm việc không nhanh bằng các bạn nhân viên cứng và nghỉ đột ngột chưa có người thay thế nên chỉ trả cho em 50% lương của tháng đó. Vậy quản lý làm thế là đúng hay sai? Em rất mong sớm nhận được tư vấn của Luật sư.
>>> Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có bị trừ 50% lương không ?

TRẢ LỜI
: Lời đầu tiên, Việt Luật cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau đây là phần tư vấn của Chuyên viên:

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 29 Bộ luật Lao Động 2012 về kết thúc thời gian thử việc thì bạn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước và vẫn được giữ nguyên mức lương khi thỏa thuận:

"2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."

Thêm vào đó, theo Điều 28 Bộ luật Lao Động 2012 cũng quy định về tiền lương trong thời gian thử việc:

"Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó."

Như vậy đối với lý do mà quản lý đưa ra là bạn làm việc không nhanh bằng các bạn nhân viên cứng và nghỉ đột ngột chưa có người thay thế nên trừ 50%lương của bạn là trái quy định của pháp luật. Bạn có thể yêu cầu công ty giải quyết thỏa đáng trường hợp của mình.

Trên đây là phần tư vấn của Chuyên viên tư vấn Việt Luật, nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đến TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CỦA 19006199 để được các chuyên viên của chúng tôi giải đáp nhiệt tình, tận tâm.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Những nội dung đáng lưu ý với nhà khởi nghiệp khi mở công ty

Thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư hiện nay tại Việt Nam cũng rất đáng lưu tâm khi mới đầu năm các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh đã và dang gia tăng dẫn đến tình trạng nợ dọng thuế rất nhiều. Thông tin dưới đây thể hiện rất rõ nội dung này.
khoi-nghiep-mo-cong-ty-hien-nay

Những ngày đầu năm 2018, từ Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, khoảng 30.000 giấy phép đăng ký kinh doanh của từng đó doanh nghiệp trên địa bàn đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh quyết định thu hồi.
 Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với Cục Thuế và Cục Đăng ký Quản lý Kinh doanh đã tổ chức rà soát, xác định lại toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát hiện ra các doanh nghiệp này thuộc diện không hoạt động tại địa chỉ đăng ký từ 1 năm trở lên mà không báo cáo với Cơ quan thuế và Cơ quan đăng ký kinh doanh.
 Theo Phó trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, ông Từ Danh Trung: Trong quyết tâm ngăn chặn, xử lý tình trạng thành lập doanh nghiệp "ma" để mua bán hóa đơn, trốn thuế,
 UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định 09/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp quản lý các doanh nghiệp sau đăng ký. Quyết định này quy định rất rõ việc phân công nhiệm vụ trong từng sở, ngành, quận, huyện thậm chí là từng xã, phường,
 thị trấn trong việc quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là quy định sau khi phát hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp thì các cơ quan chức năng phải tiến hành xử lý vi phạm sau đó gửi văn bản này đến các cơ quan đăng ký kinh doanh để
 căn cứ vào đó xử lý. “Đối với việc phát hiện các doanh nghiệp chuyển nhượng vốn, hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Cơ quan Công an nghiên cứu, xử lý.
 Tới đây sẽ cung cấp lý lịch về nhân thân của các công dân trong quá trình đăng ký kinh doanh, qua đó sẽ có biện pháp hiệu quả hơn trong rà soát, ngăn chặn những người mục đích thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng vốn cổ phần trong các doanh nghiệp với mục đích không trong sáng”, ông Từ Danh Trung cho biết. Cùng với Cơ quan đăng ký kinh doanh, Công an thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hà Nội hiện đang siết chặt quy chế phối hợp, tập trung phát hiện, xử lý các hành vi gian lận, trốn thuế; đặc biệt là buôn bán hóa đơn bất hợp pháp. Hai lực cơ quan này sẽ đưa vào “tầm ngắm” những doanh nghiệp có các biểu hiện như kinh doanh nhưng không có kho hàng,
 liên tục thay đổi trụ sở. Đặc biệt, ngay sau chuyên án triệt phá nhóm đối tượng thành lập doanh nghiệp “ma” để mua bán hóa đơn trái phép do Nguyễn Thị Đào cầm đầu, hai cơ quan này đang tiếp tục phối hợp, mở rộng điều tra làm rõ các hành vi phạm tội, diễn biến, phương thức, thủ đoạn mua bán trái phép hóa đơn, cũng như thủ đoạn che giấu để xử lý theo đúng quy định. Đồng thời, cơ quan công an sẽ tiếp tục kiến nghị các cơ quan chức năng hoàn thiện cơ sở pháp lý, siết chặt những kẽ hở trong hoạt động doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế, góp phần tạo môi trường bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh. Trao đổi về quyết tâm ngăn chặn, xử lý tình trạng mua bán hóa đơn trái phép, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục thuế thành phố Hà Nội cho biết: Ngay từ cuối năm 2017, Cơ quan Thuế đã tiếp tục tổ chức sàng lọc nhằm phát hiện các doanh nghiệp sau thành lập có biểu hiện hoạt động cầm chừng, hoặc có hoạt động nhưng không thường xuyên trong một thời gian ngắn từ 3 đến 6 tháng là nghỉ kinh doanh, sản xuất. Các doanh nghiệp này sẽ vào gói rủi ro, là cơ sở dữ liệu chuyển cho cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý ngăn ngừa. “Nhằm giải quyết tận gốc những hành vi vi phạm có thể xảy ra thì cơ quan thuế cũng đã triển khai rất mạnh mẽ việc xử dụng hóa đơn điện tử, có mã xác thực của cơ quan thuế. Đây là một trong những hướng giải quyết triệt để hành vi vi phạm có thể xảy ra. Toàn bộ các giao dịch đều được kiểm soát kịp thời, đầy đủ khi hóa đơn điện tử đi qua cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế. Mặt tích cực hơn nữa sẽ giảm được chi phí in ấn, khởi tạo, phát hành hóa đơn, đồng thời, giảm chi phí, thời gian, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đặc biệt, giúp cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật có các cơ sở dữ liệu phân tích đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch”, ông Mai Sơn nhấn mạnh. Trước tình trạng lợi dụng chính sách Nhà nước tạo điều kiện thông thoáng trong sản xuất, kinh doanh để thành lập doanh nghiệp “ma” nhằm “moi” tiền ngân sách, Bộ Tài chính cũng đã vào cuộc. Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản số 14092/BTC-TCHQ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cung cấp thông tin, phối hợp quản lý doanh nghiệp. Tại văn bản này, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu hoàn thiện cơ chế thành lập, quản lý khắc phục tình trạng doanh nghiệp gian lận như nêu trên. Trong thời gian chưa xây dựng được quy chế phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin, để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ doanh nghiệp,
 Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử đơn vị đầu mối phối hợp với Tổng cục Hải quan định kỳ hoặc thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình doanh nghiệp tạm ngừng, giải thể, phá sản (bao gồm cả trường hợp chờ hoàn tất thủ tục); thông tin về doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh và phối hợp xử lý các vấn đề liên quan
 Vậy trước khi tiến hành các hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp chúng ta cần hết sức lưu ý. Nội dung bạn còn chưa chắc chắn hãy tìm đơn vị tư vấn uy tín để hỗ trợ bạn. Vì chính nhận được sự hỗ trợ đó mà các doanh nghiệp có những bước đi vững chắc hơn trên con đường hoạt động kinh doanh.
 ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN PHÁP LÝ HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
CÔNG TY TƯ VẤN VIỆT LUẬT

Liên hệ Tư vấn các vấn đề pháp lý vui lòng gọi: 1900 6199
Liên hệ yêu cầu dịch vụ hỗ trợ vui lòng gọi: 0935 886 996 ; Hotline: 0985 989 256 - 0965 999 345

Văn phòng Tại Hà Nội:
Địa chỉ: Số 8 ngõ 22 Đỗ Quang (trên đường Trần Duy Hưng),  Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 02436 856 856 -  02437 332 666 - Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
Văn phòng Tại TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Địa chỉ: Số 491/1 Trường Chinh, Phường 14, Q. Tân Bình, TP.HCM
Tel: 0968 29 33 66
Hãy nhấc máy gọi 1900 6199 để được tư vấn luật hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên tư vấn giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, có thể  đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng tốt nhất.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Dịch vụ tư vấn nội dung liên quan đên xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cần đáp ứng đủ điều kiện này cụ thể như sau:
Đối với các cơ sở kinh doanh và phương tiện đặc thù cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy mới được phép đi vào hoạt động thì câu hỏi mà nhiều người đặt ra là thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy thế nào? Chúng tôi xin giải đáp giúp bạn trong bài tư vấn dưới đây.
xin-cap-giay-phep-phong-chay-chua-chay

Các bước thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp giấy phép PCCC
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy đầy đủ theo quy định của Pháp luật
Bước 2: Đại diện cơ sở hoặc phương tiện cần cấp giấy đến nộp hồ sơ tại trụ sở Phòng/Cục cảnh sát PCCC công an tỉnh/thành phố.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp
– Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.
Bước 4: Đến nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại trụ sở.
Quy trình xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách hàng của Việt Luật
Nhằm mang lại dịch vụ chuyên nghiệp, có chất lượng tốt nhất, giúp khách hàng có thể nhanh chóng nhận được giấy chứng nhận an toàn PCCC thì Việt Luật đã xây dựng một quy trình chuẩn cho gói dịch vụ này của mình như sau:
Bước 1: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.
Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy của khách hàng, bao gồm:
+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy do khách hàng đề xuất.
+ Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC (điều kiện về biển cấm, biển báo, hệ thống chống sét, hệ thống báo cháy, chữa cháy, quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy,….)
+ Tư vấn các thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp giấy chứng nhận PCCC
+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.
+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.
Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng
Mẫu giấy phép phòng cháy chữa cháy
Bước 4: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cho khách hàng.
Bước 5: Đại diện khách hàng đi nộp Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận PCCC
Bước 6: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
Bước 7: Đại diện khách hàng đi nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy hoặc tư vấn khiếu nại từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN RA GIẤY: 5- 7 ngày làm việc.
Bạn là doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoặc HCM mà cần hỗ trợ nội dung này hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn một cách tốt nhất.
Địa chỉ công ty chúng tôi tại số 126- Phố Chùa Láng- Hà Nội
Hotline tư vấn: 043 997 4288/ 0965 999 345

Dịch vụ tư vấn giải thể công ty nhanh nhất hiện nay

Những hướng dẫn cụ thể về thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo các bước cụ thể như thế nào? Để giái quyết các vấn đề này nhằm tháo gỡ về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp Việt Luật hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:
tu-van-giai-the-cong-ty-nhanh-nhat-hien-nay

Trong rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cùng với thị trường, nền kinh tế khó khăn không thể tránh trường hợp kinh doanh bị thua lỗ và một tỏng những biện pháo được nhiều doanh nghiệp thua lỗ hiện nay sử dụng đó là thực hiện xin giải thể công ty để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. Vậy giả thể doanh nghiệp là gỉ? Hồ sơ và thủ tục giải thể doanh nghiệp được quy định như thể nào ? để doanh nghiệp có thể tiến thành giải thể đúng theo quy định của Luật pháp cũng như tiến hành được thuận lợi nhất.
Giải thể doanh nghiệp là gì?
Theo quy định của Luật Kinh tế, giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt các hoạt động kinh doanh do đã đạt được, thực hiện được những mục tiêu mà thương nhân đề ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.  Bên cạnh đó, giải thể doanh nghiệp là hình thức phổ biến hiện nay với những doanh nghiệp gặp khó khăn không thể tiếp tục kinh doanh hoặc đang thực hiện kinh doanh nhung lại không kinh daonh nữa. Việc giải thể doanh nghiệp được xác định chủ yếu là cho những doanh nghiệp, công ty gặp thua lỗ trong quá trình kinh doanh, không thể vượt qua khó khăn nên lựa chọn việc sử dụng biên pháp giải thể doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc giải thể doanh nghiệp sẽ gây nên nhiều khó khăn cho các Cơ quan quản lý và chính doanh nghiệp trong việc thanh toán hết những số nợ mà daonh nghiệp tuyên bố giải thể khi đó vẫn còn nợ. Do vậy, việc giải thể doanh nghiệp, giải thể công tylà rất khó khăn và  thủ tục để được giải thể doanh nghiệp, công ty cũng rất phức tạp.
– Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Quyết định của Chủ doanh nghiệp (nếu là DNTN), Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể doanh nghiệp.
Phụ lục về quyền và nghĩa vụ của Tổ thanh lý tài sản
3 số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp được đăng trên báo điện tửu hoặc báo viết có nội dùng: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp ĐKKD …)
Xác nhận đã hoàn thành thủ tục khóa mã số thuế hoặc chưa đăng ký mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.
Thông bao về việc thực hiện: Quyết định giải thể doanh nghiệp, thông báo về thanh lý tài sản, thanh lý các khoản công nợ
Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (Nếu là công ty Cổ phần), Chủ sở hữu công ty (nếu là Công ty TNHH 1 thành viên) về việc thông qua quyết định giải thể Doanh nghiệp
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mục lục hồ sơ được ghi theo thứ tự
Bìa hồ sơ bằng giấy mỏng hoặc nylon cứng
Trên đây là quá trình chuẩn bị hồ sơ xin giải thể doanh nghiệp tương tự như việc xin tư vấn bảo hộ thương hiệu, đăng ký logo để được chấp nhận hồ sơ.
– Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Trước khi tiến hành giải thể doanh nghiệp bên phải đăng trên 3 số báo liên tiếp với nội dung giải thể
Tiến hành thủ tục quyết toán thuế đối với Chi cục thuế nơi bạn đặt địa chỉ chủ sở chính
Tiến hành thanh lý tài sản và khóa mã tài khoản tại ngân hàng (Nếu không mở tài khoản tại ngân hàng thì không phải làm thủ tục này).
Sau khi tiến hành các bước trên, các bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên
Trên đây là những hướng dẫn làm hồ sơ và thủ tục giải thể doanh nghiệp để những khách hàng có nhu cầu tìm hiểu những quy định về giải thể doanh nghiệp có thể nắm được có có những bước chuẩn bị để có thể xin đăng ký giải thể doanh nghiệp thành công và trong thời gian ngắn nhất.
Trong nhiều năm kinh nghiêm tư vấn luật tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, mọi thông tin thắc mắc của khách hàng đều được chúng tôi tư vấn hỗ trợ tốt nhất. Hotline tư vấn chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay: 043 997 4288/ 0965 999 345
Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
Địa chỉ trụ sở công ty: Số 126- Phố Chùa Láng - Đống Đa- Hà Nội
Những nội dung tư vấn khác mà Việt Luật hỗ trợ tới khách hàng :
Mức thuế xuất doanh nghiệp năm 2016
Thành lập công ty công nghệ thông tin vốn nước ngoài
Những vấn đề cần lưu ý về hóa đơn

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Mức thuế suất doanh nghiệp năm 2016

Hướng dẫn doanh nghiệp về các mức thuế suất năm 2016 để doanh nghiệp có thể hiểu rõ ràng chi tiết hơn như sau:
thue-suat-doanh-nghiep-moi-nhat

1/ Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016.
Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 11, Khoản 1 quy định về thuế suất như sau:
“Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.”
Như vậy kể từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn một mức là 20% do những trường hợp doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% tức là có tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng thì được chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.
Kết luận:
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp là 20% không kể mức doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu.
2/ Tổng doanh thu làm căn cứ xác định là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN.
- Những DN hoạt động không đủ 12 tháng, thì căn cứ vào tổng doanh thu trên chỉ tiêu [01] và chỉ tiêu [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mẫu số 03-1A/TNDN chia cho số tháng thực tế hoạt động trong năm, nếu doanh thu bình quân < 1,67 tỷ đồng thì năm sau áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
3/ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 2016 từ 32% đến 50%: Áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
(Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.)
- Thuế suất 50%: Áp dụng đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
(Trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.)
Tham khảo thêm các nội dung vấn khác như sau:
Hoạt động sản xuất phần mềm tại Việt Nam
Dịch vụ tư vấn mở vpdd tại Việt Nam