Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Có được sa thải Người lao động vì lý do trộm cắp không ?

Sa thải là Hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đây được xem là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với người lao động. Vậy, hình thức sa thải được áp dụng trong những trường hợp cụ thể nào? Có được áp dụng hình thức sa thải đối với hành vi trộm cắp hay không?


Theo Điều 126 Bộ Luật Lao động quy định về áp dụng hình thức sa thải:

"Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

Qua quy định pháp luật nêu trên, hình thức sa thải được áp dụng đối với hành vi trộm cắp. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức sa thải cần phải tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ và cũng được quy định tại điều 123 Bộ Luật Lao Động về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động.

"1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình."
>>> 
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có bị trừ 50% lương không ?

Như vậy, có thể thấy đối với các hình thức kỷ luật nói chung hay đối với hình thức sa thải nói riêng đều được pháp luật quy định rất cụ thể. Trong trường hợp còn bất cứ thắc mắc nào về các hình thức kỷ luật nói riêng hay Luật Lao Động nói riêng vui lòng gọi đến TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ 19006199 để được đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của Việt Luật tư giải đáp kịp thời, chu đáo.

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có bị trừ 50% lương không ?

CÂU HỎI: Kính chào luật sư, tôi có ứng tuyển vào làm việc tại công ty tư nhân H. Sau khi được nhận thì công ty thỏa thuận thời gian thử việc của tôi là 2 tháng. Tuy nhiên vì lý do cá nhân nên sau khi thử việc được 1 tháng, tôi đã nộp đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, quản lý bảo em mới vào thử việc, làm việc không nhanh bằng các bạn nhân viên cứng và nghỉ đột ngột chưa có người thay thế nên chỉ trả cho em 50% lương của tháng đó. Vậy quản lý làm thế là đúng hay sai? Em rất mong sớm nhận được tư vấn của Luật sư.
>>> Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có bị trừ 50% lương không ?

TRẢ LỜI
: Lời đầu tiên, Việt Luật cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau đây là phần tư vấn của Chuyên viên:

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 29 Bộ luật Lao Động 2012 về kết thúc thời gian thử việc thì bạn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước và vẫn được giữ nguyên mức lương khi thỏa thuận:

"2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."

Thêm vào đó, theo Điều 28 Bộ luật Lao Động 2012 cũng quy định về tiền lương trong thời gian thử việc:

"Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó."

Như vậy đối với lý do mà quản lý đưa ra là bạn làm việc không nhanh bằng các bạn nhân viên cứng và nghỉ đột ngột chưa có người thay thế nên trừ 50%lương của bạn là trái quy định của pháp luật. Bạn có thể yêu cầu công ty giải quyết thỏa đáng trường hợp của mình.

Trên đây là phần tư vấn của Chuyên viên tư vấn Việt Luật, nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đến TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CỦA 19006199 để được các chuyên viên của chúng tôi giải đáp nhiệt tình, tận tâm.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Những nội dung đáng lưu ý với nhà khởi nghiệp khi mở công ty

Thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư hiện nay tại Việt Nam cũng rất đáng lưu tâm khi mới đầu năm các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh đã và dang gia tăng dẫn đến tình trạng nợ dọng thuế rất nhiều. Thông tin dưới đây thể hiện rất rõ nội dung này.
khoi-nghiep-mo-cong-ty-hien-nay

Những ngày đầu năm 2018, từ Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, khoảng 30.000 giấy phép đăng ký kinh doanh của từng đó doanh nghiệp trên địa bàn đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh quyết định thu hồi.
 Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với Cục Thuế và Cục Đăng ký Quản lý Kinh doanh đã tổ chức rà soát, xác định lại toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát hiện ra các doanh nghiệp này thuộc diện không hoạt động tại địa chỉ đăng ký từ 1 năm trở lên mà không báo cáo với Cơ quan thuế và Cơ quan đăng ký kinh doanh.
 Theo Phó trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, ông Từ Danh Trung: Trong quyết tâm ngăn chặn, xử lý tình trạng thành lập doanh nghiệp "ma" để mua bán hóa đơn, trốn thuế,
 UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định 09/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp quản lý các doanh nghiệp sau đăng ký. Quyết định này quy định rất rõ việc phân công nhiệm vụ trong từng sở, ngành, quận, huyện thậm chí là từng xã, phường,
 thị trấn trong việc quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là quy định sau khi phát hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp thì các cơ quan chức năng phải tiến hành xử lý vi phạm sau đó gửi văn bản này đến các cơ quan đăng ký kinh doanh để
 căn cứ vào đó xử lý. “Đối với việc phát hiện các doanh nghiệp chuyển nhượng vốn, hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Cơ quan Công an nghiên cứu, xử lý.
 Tới đây sẽ cung cấp lý lịch về nhân thân của các công dân trong quá trình đăng ký kinh doanh, qua đó sẽ có biện pháp hiệu quả hơn trong rà soát, ngăn chặn những người mục đích thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng vốn cổ phần trong các doanh nghiệp với mục đích không trong sáng”, ông Từ Danh Trung cho biết. Cùng với Cơ quan đăng ký kinh doanh, Công an thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hà Nội hiện đang siết chặt quy chế phối hợp, tập trung phát hiện, xử lý các hành vi gian lận, trốn thuế; đặc biệt là buôn bán hóa đơn bất hợp pháp. Hai lực cơ quan này sẽ đưa vào “tầm ngắm” những doanh nghiệp có các biểu hiện như kinh doanh nhưng không có kho hàng,
 liên tục thay đổi trụ sở. Đặc biệt, ngay sau chuyên án triệt phá nhóm đối tượng thành lập doanh nghiệp “ma” để mua bán hóa đơn trái phép do Nguyễn Thị Đào cầm đầu, hai cơ quan này đang tiếp tục phối hợp, mở rộng điều tra làm rõ các hành vi phạm tội, diễn biến, phương thức, thủ đoạn mua bán trái phép hóa đơn, cũng như thủ đoạn che giấu để xử lý theo đúng quy định. Đồng thời, cơ quan công an sẽ tiếp tục kiến nghị các cơ quan chức năng hoàn thiện cơ sở pháp lý, siết chặt những kẽ hở trong hoạt động doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế, góp phần tạo môi trường bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh. Trao đổi về quyết tâm ngăn chặn, xử lý tình trạng mua bán hóa đơn trái phép, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục thuế thành phố Hà Nội cho biết: Ngay từ cuối năm 2017, Cơ quan Thuế đã tiếp tục tổ chức sàng lọc nhằm phát hiện các doanh nghiệp sau thành lập có biểu hiện hoạt động cầm chừng, hoặc có hoạt động nhưng không thường xuyên trong một thời gian ngắn từ 3 đến 6 tháng là nghỉ kinh doanh, sản xuất. Các doanh nghiệp này sẽ vào gói rủi ro, là cơ sở dữ liệu chuyển cho cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý ngăn ngừa. “Nhằm giải quyết tận gốc những hành vi vi phạm có thể xảy ra thì cơ quan thuế cũng đã triển khai rất mạnh mẽ việc xử dụng hóa đơn điện tử, có mã xác thực của cơ quan thuế. Đây là một trong những hướng giải quyết triệt để hành vi vi phạm có thể xảy ra. Toàn bộ các giao dịch đều được kiểm soát kịp thời, đầy đủ khi hóa đơn điện tử đi qua cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế. Mặt tích cực hơn nữa sẽ giảm được chi phí in ấn, khởi tạo, phát hành hóa đơn, đồng thời, giảm chi phí, thời gian, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đặc biệt, giúp cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật có các cơ sở dữ liệu phân tích đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch”, ông Mai Sơn nhấn mạnh. Trước tình trạng lợi dụng chính sách Nhà nước tạo điều kiện thông thoáng trong sản xuất, kinh doanh để thành lập doanh nghiệp “ma” nhằm “moi” tiền ngân sách, Bộ Tài chính cũng đã vào cuộc. Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản số 14092/BTC-TCHQ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cung cấp thông tin, phối hợp quản lý doanh nghiệp. Tại văn bản này, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu hoàn thiện cơ chế thành lập, quản lý khắc phục tình trạng doanh nghiệp gian lận như nêu trên. Trong thời gian chưa xây dựng được quy chế phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin, để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ doanh nghiệp,
 Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử đơn vị đầu mối phối hợp với Tổng cục Hải quan định kỳ hoặc thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình doanh nghiệp tạm ngừng, giải thể, phá sản (bao gồm cả trường hợp chờ hoàn tất thủ tục); thông tin về doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh và phối hợp xử lý các vấn đề liên quan
 Vậy trước khi tiến hành các hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp chúng ta cần hết sức lưu ý. Nội dung bạn còn chưa chắc chắn hãy tìm đơn vị tư vấn uy tín để hỗ trợ bạn. Vì chính nhận được sự hỗ trợ đó mà các doanh nghiệp có những bước đi vững chắc hơn trên con đường hoạt động kinh doanh.
 ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN PHÁP LÝ HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
CÔNG TY TƯ VẤN VIỆT LUẬT

Liên hệ Tư vấn các vấn đề pháp lý vui lòng gọi: 1900 6199
Liên hệ yêu cầu dịch vụ hỗ trợ vui lòng gọi: 0935 886 996 ; Hotline: 0985 989 256 - 0965 999 345

Văn phòng Tại Hà Nội:
Địa chỉ: Số 8 ngõ 22 Đỗ Quang (trên đường Trần Duy Hưng),  Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 02436 856 856 -  02437 332 666 - Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
Văn phòng Tại TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Địa chỉ: Số 491/1 Trường Chinh, Phường 14, Q. Tân Bình, TP.HCM
Tel: 0968 29 33 66
Hãy nhấc máy gọi 1900 6199 để được tư vấn luật hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên tư vấn giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, có thể  đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng tốt nhất.